Công nghệ AI dựng mô hình khuân mặt 3D và hệ thống chụp ảnh đa góc để nhận diện khuôn mặt được phát triển dựa trên công nghệ học sâu tích hợp công nghệ mô hình hoá khuôn mặt ba chiều và biến đổi vec-tơ nhúng DREAM cho phép nhận diện khuôn mặt trong điều kiện bị che lấp bởi khẩu trang hay các phụ kiện, khuôn mặt không ở vị trí chính diện so với camera. Giải pháp có thể được ứng dụng để phục vụ kiểm soát an ninh, theo dõi đối tượng....

Thiết bị đọc cảm xúc dựa vào điện cơ


Hãy tưởng tượng bạn bước chân vào một phòng họp ảo, tại đó mọi người tham gia cuộc họp có thể “quan sát” avatar - hình ảnh đại diện của bạn - với những biểu cảm hệt như trên khuôn mặt bạn một cách hoàn hảo. Khi bạn mỉm cười, nháy mắt, nhếch môi hoặc cau mày giận dữ, avatar của bạn cũng thể hiện chính xác những sắc thái đó. Việc “nhìn thấy” biểu cảm của nhau trong phòng học ảo khiến mọi người đều cảm thấy cuộc họp diễn ra thật tự nhiên
Nhóm nghiên cứu của TS. Jian Liu tại Đại học Tennessee đã phát triển một thiết bị gọn nhẹ và gia tăng độ bảo mật hơn để theo dõi tín hiệu điện cơ (EMG) và dùng thuật toán AI để tái tạo biểu cảm khuôn mặt 3D mang tên BioFace-3D. Đây là thiết bị đầu tiên trên thế giới cho phép người đeo hoàn toàn có thể “nhìn thấy” biểu cảm khuôn mặt 3D của người mà họ đang tương tác mà không cần dùng camera.

Đào tạo thuật toán AI lý giải cảm xúc


Nhưng thu được tín hiệu điện cơ mới là bước đầu. Mặc dù các tín hiệu sinh học có thể cho biết gương mặt “đang cử động” nhưng nó không có mối liên hệ không gian trực tiếp nào với các “điểm mốc” đặc trưng để vẽ lại toàn bộ gương mặt 3D. Thậm chí, các biểu hiện cảm xúc khác nhau có thể kích hoạt cùng loại nhóm cơ khiến cho việc học mối liên hệ giữa biểu hiện khuôn mặt và tín hiệu cơ là không dễ dàng.

May mắn thay, các nhà nghiên cứu ở hai trường đã tìm ra cách giải quyết bằng phương pháp “bắc cầu” - chuyển các thuật toán AI tái tạo gương mặt bằng hình ảnh video đã có thành thuật toán tái tạo gương mặt bằng tín hiệu điện cơ. Họ đào tạo một mạng thần kinh tích chập CNN dùng dữ liệu video để tạo ra các “bản đồ 2D” thể hiện 53 điểm mốc đại diện cho gương mặt (bao gồm lông mày, mắt, mũi và miệng) làm dữ liệu chuẩn cho mạng CNN dùng dữ liệu cảm biến học theo.

Đồng thời, họ dùng một hàm tính toán sai số (Wing loss functions) để hiệu chỉnh độ lệch giữa các điểm mốc mà hai mạng AI này tạo ra, từ đó hướng mạng cảm biến tới những “tọa độ” chính xác hơn hoặc chú ý vào những điểm mốc quan trọng hơn nhưng ít cử động, ví dụ con ngươi mắt.

Trong khuôn khổ chương trình hoạt động kết nối thương mại hoá sản phẩm, công nghệ cao năm 2022, ngày 24/11, Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo Công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc) tổ chức “Ngày hội kết nối công nghệ 2022”- Techshow 2022 nhằm giới thiệu công nghệ, sản phẩm; tìm kiếm nhà đầu tư, khách hàng, đơn vị hợp tác sản xuất/phân phối, sản phẩm Bio Face –3D đã được viện giới thiệu tại sự kiện.
Sản phẩm đã được nhiều công ty, nhà khoa học và các doanh nghiệp quan tâm và có mong muốn hợp tác đầu tư, cùng phát triển và thương mại hóa sản phẩm.
Địa chỉ: Khu CNC Hòa Lạc, Km29 Đại lộ Thăng Long, Hà Nội
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Hotline: 02435560595

 

 

 

Km 29 Đại Lộ Thăng Long Hà Nội
info@hitc.org.vn
0904117577